Ưu đãi hot khi tham gia pi network cùng webaffiliatevn.com
Pi Network dự án tiền điện tử tiềm năng đã lên báo thanh niên. Hãy tham gia ngay bây giờ kẻo muộn!.
ACE nào muốn tham gia đào PI NETWORK mà gặp khó khăn gì khi tham gia cứ inbox fanpage webaffiliatevn để được hỗ trợ A-Z.
Hành động ngay bây giờ để 1 năm nữa không phải hối tiếc.
ACE nào cam kết đào Pi Network cùng webaffiliatevn cho đến khi được chứng thực KYC sẽ được tặng một Affiliate sites/Ecommerce Store trị giá 3 triệu miễn phí. Đào được khoảng 2000 Pi sẽ được KYC (3 -> 6 tháng). Tham gia với ai cũng vậy thôi, chi bằng tham gia với webaffiliatevn bạn còn được hỗ trợ A-Z và một website affiliate chuyên nghiệp.
Pi Network là gì? Review pi network.
Pi là một loại tiền kỹ thuật số mới được phát triển bởi các Tiến sĩ đại học Stanford, tính đến 20/11/2020 đã có hơn hơn 9 triệu thành viên trên toàn thế giới.
Pi Network đến giờ mình chơi thử là qua ngày thứ tư. Mình gửi vài thông tin review như sau để bạn có thể tự quyết định. Cơ bản nó giống Bitcoin và đang ở giai đoạn 2/3 là Testnet. Giai đoạn 3 là Mainnet, tức là một sản phẩm thực sự. Điều đặc biệt là có thể dùng điện thoại tham gia vào hệ thống đào mà không cần phải đầu tư hệ thống máy chủ tốn kém để đào.
Mỗi ngày bạn chỉ cần vào bấm biểu tượng xanh lá một lần duy nhất để tham gia vào việc đóng góp cho hệ thống.
Với mức hiện tại tôi đang đạt ở tỉ lệ là 0.59pi/giờ. Tức tầm khoảng 14pi/ngày. Nếu giữ nguyên được mức này thì mỗi năm được khoảng 5000pi chỉ với 5 người được mời và 1 người mời tôi. Khi tham gia bạn nhập mã invite của người mời thì cả 2 đều được tăng 0.05pi/giờ. Do đó nếu bạn có ý muốn tham gia và đăng ký nhớ nhập mã invite minhtl251098 nhé.
Chưa kể sau 3 phiên bạn unlock Contributor và add ít nhất 5 người vào Security Circle thì tốc độ tăng gấp đôi trên mỗi người mà bạn mời.
Nhưng nếu bạn mời được bạn cùng chơi nhập mã invite của mình thì tỉ lệ tăng thêm nhiều nữa. Ví dụ một người bạn của mình đã đạt hiện nay đã đạt hơn 500pi sau 15 ngày, tốc độ tăng thêm sau mỗi thành viên được mời và active như trên đề cập.
Hiện nay con số thành viên tham gia theo tôi được biết khoảng 9tr người. Con số này nếu vượt 10tr thì tốc độ đào bị giảm 1/2. Đến 100tr người đào thì giảm xuống gần như bằng 0. Lúc này giá trị đồng Pi sẽ phần lớn do giá trị thị trường quyết định như các sàn giao dịch hay các giá trị khác trong hệ sinh thái của Pi. Nói thêm về sự tăng trưởng thì khoảng tháng 05/2019 hệ thống chưa được 500k người dùng. Đến tháng 01/2020 thì tầm 2.5tr và giờ thì như con số đã đề cập.
Cơ bản là tham gia càng sớm và càng đẩy mạnh sẽ càng được lợi. Và bạn chỉ phải bấm một lần/ngày.
Giả sử Pi sau này chính thức và được giá 0,5-$1 thôi thì khả năng được vài nghìn usd tích luỹ 1 năm thì cũng không quá tệ với những người thu nhập thấp và nhàn rỗi. Chưa kể giá có thể tăng thêm không biết được. Hoặc cũng có thể chẳng làm được gì và shut down dự án, để khách quan mình không thể không nói điều này. Tóm lại nó cũng chỉ đang nằm ở mức độ tiềm năng và bạn cũng chẳng mất gì mấy để tham gia. 
Bạn được gì khi tham gia Pi Network?
Bạn đã biết Pi network là gì. Vậy bạn được gì khi tham gia pi network.
Chơi Pi giống bỏ ống heo thôi. Mỗi ngày mở app bấm 1 cái mất không quá 10s.
Có nhiều bạn nghĩ rằng tham gia phải bỏ tiền. Cái này là dùng điện thoại để đào chứ không phải đầu tư như sàn giao dịch chờ tăng/giảm rồi mua/bán.
Cũng có bạn tưởng là nó đa cấp khi nhập mã người mời. Nhập mã chỉ người nhập và người được nhập được tăng tốc 0.05/h thôi. Nếu mở thêm VTBM thì được thêm 0.05/h nữa là 0.1 tổng. Cũng vậy, mỗi người bạn mời vô thì bạn sẽ được +0.1 sau khi thiết lập VTBM. Người đã mời bạn không được.
Hiện tại đồng này đang giao dịch thoả thuận $0.5 ở thị trường quốc tế, hôm nay lên $0.63. Ở thị trường VN là 100k. Dưới đây là số mình đào được chưa đầy 8 ngày. Tương đương $130, nhưng đây chỉ là con số do lúc đầu tốc độ hơi chậm. Với tốc độ hiện tại nếu duy trì mình được 26.000/năm. Tức tương đương $13.000 tích luỹ mà mất tổng thời lượng đào mỗi ngày xấp xỉ 10s/ngày, tức 1 giờ cho cả năm.
Nếu bạn không mời được nhiều thì tệ lắm bạn cũng được 1/6 tốc độ trên là $2.000. Đây chỉ là giá khi chưa lên sàn.
Bạn mất gì khi tham gia đào Pi Network?
Thời gian qua cũng không ít người hiểu nhầm về việc đào đồng tiền kỹ thuật số Pi Network. Điều này cũng dễ hiểu vì đã có không ít dự án Blockchain lừa đảo. Cũng có những thành phần lừa đảo khác như huy động tài chính của người thiếu hiểu biết về các vấn đề này rồi bùng trốn mất.
Thực tế công nghệ Blockchain có thể nói là một dạng đột phá mới mẻ, bản thân nó không có gì là xấu. Chỉ có những người lợi dụng nó làm điều xấu, mà những người này thì đủ các lĩnh vực không riêng gì Blockchain.
Bản thân tôi cũng chưa từng rủ rê hay lôi kéo ai tham gia ngoại trừ vài người trong nhà. Tôi chỉ đăng bài và việc tham gia là quyết định của bạn.
Nay tôi viết thêm vài ý về việc tham gia đào và bạn sẽ mất gì khi tham gia đào Pi. Bài có thể sẽ hơi dài nên nếu bạn nghiêm túc muốn tìm hiểu thì chịu khó đọc. Tôi sẽ cố gắng viết dễ hiểu nhất.
1. Chắc chắn không mất tiền đâu mà lo
Trước hết, tôi chắc chắn một điều rằng bạn-không-mất-tiền ít nhất cho đến lúc này hoặc chỉ mất vài trăm nghìn VNĐ tôi sẽ nói sau. Vì đây là đào Pi chứ không phải dùng tiền mua Pi rồi bán lại kiếm lời như các đồng tiền kỹ thuật số khác đang giao dịch trên sàn. Đặc tính của các đồng tiền kỹ thuật số này giống mấy cái mỏ khoáng vật, nó sẽ không vô tận mà có giới hạn. Khi một dự án làm ra, các thuật toán sẽ ràng buộc cho sự giới hạn này.
Ví dụ như đồng mạnh mẽ nhất hiện nay cũng là khởi nguồn cho Blockchain là Bitcoin chỉ có tổng 21tr đồng. Và hơn 10 năm nay vẫn chưa hết, tất nhiên là cũng gần hết. Với Pi là 1.8 tỷ đồng, theo thông tin tôi được biết thì đã đào được khoảng 800tr đồng.
Một đặc tính khác nữa là càng về sau tốc độ đào càng chậm lại và giảm về gần bằng 0 cho đến khi hết mỏ. Đó là lý do vì sao chỉ còn vài triệu Bitcoin cần đào nhưng mấy năm nay tốc độ rất chậm. Hiểu nôm na giống mấy mỏ khoáng trên trái đất, khi lượng còn lại càng ít thì càng khó tìm thấy.
Việc của bạn chỉ đơn giản là tham gia đào bất cứ khi nào bạn muốn. Tất nhiên, mỗi ngày bạn chỉ cần bấm 1 lần để tham gia đào, mỗi phiên sẽ là 24h rồi bạn mới bấm tiếp được. Sau đó muốn tham gia lúc nào thì tuỳ bạn.
2. Có nhiều người nghi ngờ vì đâu có chuyện gì dễ vậy. Tất nhiên là thế rồi.
Các dự án dạng Blockchain này nhà phát triển chỉ làm ra thuật toán, rồi cần các thiết bị tham gia vào mạng lưới nhằm đóng góp tài nguyên để đào ra được.
Với Bitcoin trước đây ở thời còn sơ khai, bạn phải đầu tư dàn máy móc mạnh, đặc biệt là card đồ hoạ mạnh để xử lý thuật toán đào. Nhưng càng về sau tốc độ đào càng chậm lại, việc đầu tư máy móc mạnh nhưng lại đào được ít sẽ dẫn đến lợi nhuận có thể nói hầu như không còn tốt để tham gia. Ngoại trừ những người đi đầu họ đã hoàn vốn, giờ chỉ tốn phí duy trì thôi. Đó là lý do có thể nói vì sao ít ai giờ đây tham gia mới.
Ngoài ra, ở thời kỳ này, việc vận dụng các dàn máy trên khá tốn kém điện năng. Đây cũng là lý do có tính kinh tế gây cản trở cho sự phát triển các đồng tiền kỹ thuật số.
Công nghệ Blockchain hơn 10 năm qua cũng đã cải thiện khá nhiều và để hạn chế việc phải đầu tư máy móc mạnh thì lại cần nhiều người tham gia. Tôi nhận thấy đây là một ý tưởng khá hay, thay vì dùng máy với cấu hình mạnh thì tận dụng bài toán số đông.
Cũng như Grab thôi, dùng công nghệ kết nối dễ dàng để kết nối nhu cầu với nhau giúp mọi người tiện lợi kiếm thu nhập hơn. Do đó cũng không lấy gì làm lạ khi lực lượng Grab bây giờ khá đông, khi chỉ cần chiếc điện thoại mang theo bên mình giúp ích được khá nhiều cho việc kết nối khách hàng.
Kết lại, việc bạn tham gia là đóng góp vào quá trình phát triển và thành công của dự án. Nhà phát triển cần sự tham gia của bạn để tạo giá trị sau này.
Quay lại thời đầu Bitcoin, cũng không ít sự nghi ngờ về sự phát triển của nó. Nhưng giờ mỗi đồng đã đắt hơn 1 cây vàng.
Tất nhiên, ít nhất trong 10 năm nữa Pi khó có thể đạt được giá trị như vậy. Vì với 1.8 tỷ Pi mà mỗi Pi có giá $1.000 thì tổng giá trị là $1.800.000.000.000 (một nghìn tám trăm tỷ usd). Con số này khá bất khả thi nếu quan sát sự phát triển chung của thị trường trong 10 năm qua. Cho nên đừng có kỳ vọng quá mức như vậy. Giá Pi 10 năm tới chỉ cần từ $100 là có thể xem như quá thành công, tức tổng giá trị sẽ là 180 tỷ usd. Vì có nhiều bài đăng nói Pi có thể lên $10.000, con số này khá vô lý và quá thổi phồng rồi.
3. Pi có đa cấp không?
Đa cấp là ví dụ, tôi giới thiệu nhóm F1, nhóm này giới thiệu F2,… thì tôi cũng được hưởng lợi ích từ F2 trở đi. Tuỳ theo tính toán mà mỗi dự án đa cấp sẽ quy định số cấp tối đa được hưởng.
Còn với Pi, tôi không được gì từ nhóm F2 trở đi. Nhóm F1 chỉ giúp tôi tăng tốc được 0.1pi/h, với điều kiện phiên hôm đó họ cũng phải tham gia đào. Nếu không, tôi cũng không được tăng tốc cộng thêm ở trên.
4. Pi Network có lừa đảo không?
Không nói tới phần huy động tài chính của người khác rồi giao dịch mua bán trên sàn, vì đây là yếu tố lừa đảo do con người.
Các dự án có dấu hiệu lừa đảo thì thường sẽ huy động tiền từ cộng đồng hoặc sẽ ICO để huy động. Tất nhiên không hẳn dự án nào dùng hình thức huy động này cũng lừa đảo.
Nhưng Pi cho đến nay chỉ nhận tiền từ nhà đầu tư, khoảng 5tr USD theo tôi được biết. Và họ cũng không có kế hoạch cho ICO. Ngoài ra họ còn thu từ tiền quảng cáo trên chính app Pi.
Thời gian qua mình gặp không ít ý kiến cho rằng Pi Network lừa đảo. Điển hình là các ý kiến như:
1. Lấy data người dùng
Vì data có thể bán với giá $2/người. Với hơn chục triệu người hiện tại có thể kiếm được hơn chục triệu usd.
Thế nhưng PCT lại đang trả gần $2 cho đơn vị thứ 3 là Yoti cho mỗi người xác thực KYC. Yoti là đơn vị chuyên xác thực danh tính thu phí. Cái tiện lợi là bạn chỉ cần xác thực 1 lần có thể dùng nó để xác thực nhiều nơi. Hạn chế thông tin của bạn phải mang đi xác thực ở nhiều nơi.
Khi KYC dùng Yoti thì Pi không lưu trữ data của bạn mà chỉ lấy kết quả trả về từ Yoti là đã xác thực chưa. Vậy Pi lấy được gì của bạn?
Chỉ có số điện thoại hoặc/và email, tên bạn nhập vào. Thế hầu hết app nào chẳng cần thông tin này? Thậm chí chơi FB bạn còn cung cấp data nhiều hơn đến cả hành vi và những dữ liệu có thể phân tích được tâm trạng và ý muốn của bạn.
Với tôi thì nếu không xác thực mới là có vấn đề:
– Vì điều này sẽ càng dẫn đến quá dễ dàng tạo tài khoản và lừa đảo.
– Những người chuyên đào tiền kỹ thuật số sẽ tạo hàng nghìn tài khoản ảo để đào. Vừa gây ra lạm phát vừa dễ dàng thao túng về sau, tạo sự bất công và mất cân bằng cho một nền tảng mới bắt đầu cho một xu thế.
Còn về việc ngầm lấy thông tin, trên Android mình không rõ nhưng với iOS thì một app chạm đến thông tin nhạy cảm không phải dễ.
2. Lùa gà như nhiều đồng tiền điện tử khác
– Đào Pi bạn chẳng mất gì ngoài bỏ tối da 10s/ngày để đào.
– Khi Pi lên sàn và đạt 100tr người sẽ không cho đào nữa. Lúc này thì muốn có được phải giao dịch qua sàn, hoặc bạn phải bán hàng thanh toán bằng Pi. Nhưng lúc này lại là thời điểm phá bỏ được định kiến rằng đồng này không có khả năng lên sàn. Cuộc chơi lúc này thì giống các công ty trên thị trường có niêm yết trên sàn chứng khoán. Mọi quyết định trong cuộc chơi vẫn là của bạn từ kiến thức của bạn.
– Phần đa các dự án lừa đảo sẽ kêu gọi ICO, tức kêu gọi sự đóng góp ban đầu của cộng đồng để huy động vốn. Pi Network tuyên quyết không ICO, không quan tâm chuyện lên sàn. Việc lên sàn là các sàn tự quyết và đưa lên. Pi Network trong kế hoạch chỉ thông báo về các giai đoạn phát triển, đặc biệt là giai đoạn được mong chờ nhất, giai đoạn vận hành chính thức 3/3 là Mainnet.
3. Pi Network không có thông tin gì đáng tin cậy, hồ sơ của đội phát triển có thể là giả
Nhân vật chính trong đội ngũ phát triển là Nicolas Kokkalis, người được giới thiệu là Giáo sư tiến sĩ đang giảng đại học Stanford, nơi sản sinh ra những người có tiếng tăm trong lĩnh vực công nghệ. Xem thêm bài giới thiệu về Nicolas bên dưới của Pi Network:
Chưa hết, Nicolas còn là thầy dạy về công nghệ Blockchain của cha đẻ Ethereum (ETH) hiện có giá trị đứng thứ 2 trên thị trường giao dịch Blockchain.
Ok, việc copy thông tin đăng lên site của mình vẫn có thể đáng nghi ngờ. Vậy bạn có thể xem thêm tin tức về Pi Network trên chính tờ báo stanforddaily.com
bên dưới.
Đây là tờ báo của trường đại học danh tiếng Stanford xuất bản lần đầu năm 1892. Xem hình đính kèm.
– Nếu Pi Network là lừa đảo thì danh tiếng Stanford, một trường hàng đầu thế giới sẽ bị ảnh hưởng theo.
– Nếu Pi Network tự ý ăn cắp thông tin của vị tiến sĩ này đăng giả mạo lên web của mình. Tất yếu Stanford sẽ lên tiếng.
Theo bạn, những dự án nào của Blockchain trước khi chính thức hoạt động có thông tin đáng tin cậy hơn?
5. Vậy tóm lại bạn mất gì?
- 5.1. Tốn thời gian cài đặt, nhanh thôi chỉ vài phút.
- 5.2. Sau khi đào xong 3 phiên, bạn cần mở vòng tròn bảo mật nhằm sau này để xác thực các vấn đề bảo mật tài khoảng và giao dịch. Cho dù bạn không rành thì có thể hỏi người hướng dẫn. Bạn có thể loay hoay mất 1h.
- 5.3. Bạn mất tầm 10s tối đa mỗi ngày cho việc mở app và bấm nút đào. Chắc chắn rằng bạn lên FB tốn thời gian hơn rất nhiều. Như vậy một năm là 10×365=3650 chỉ mất xấp xỉ 1h cho 1 năm.
- 5.4. Bạn mất thời gian nghiên cứu Pi thêm để chia sẻ cho cộng đồng. Việc này không có tính ràng buộc gì, biết nhiều thì có thêm lợi thế. Bạn vẫn có thể quản lý quỹ thời gian và làm khi rãnh rỗi. Như tôi vậy. Tuy nhiên, điều này cũng dễ dàng mang lại cho bạn thêm người tham gia mới vào nhóm. Giúp tăng tốc độ đào của bạn lên cao.
- 5.5. Bạn cần bỏ thời gian đi làm passport (hộ chiếu). Những ai có sẵn passport thì chẳng phải làm điều này. Bởi vì Pi sau này sẽ cần bạn xác thực danh tính thì mới nhận được số Pi đã đào.
Nói thêm là Pi dùng qua đơn vị thứ 3 để xác thực là Yoti. Với Yoti phiên bản cũ thì có thể dùng giấy phép lái xe. Thế nhưng tôi không khuyến khích vì nếu bạn download các bản cũ ở những web trôi nổi thì khả năng dính virus là có.
Làm passport chỉ mất vài trăm nghìn VND, đây là số tiền mà tôi nói ở trên và tốn thêm chút thời gian không hơn gì bạn làm CMND. Thủ sẵn cái passport cũng giúp cho bạn tiện lợi hơn về giấy tờ tuỳ thân như một bản dự phòng thay cho cccd/cmnd, lỡ có mất cũng có cái thay thế tạm trong thời gian làm lại.
- 5.6. Xác thực KYC, bạn cần tải Yoti và tiến hành tạo hồ sơ từ giấy tờ tuỳ thân (nên dùng passport).
- 5.7. Tốn tiền rủ rê bạn bè cùng chơi Pi cafe nhậu nhẹt giao lưu.

Như vậy, bỏ ra những phần việc có tính không ràng buộc. Bạn chỉ mất vài giờ cho năm đầu tiên, sau đó chỉ tốn công cho 5.3.
Với những gì đã phân tích ở trên, nếu bạn kiếm được ít nhất $2.000 thì bạn có làm không? Này là tôi đang lấy giá $0.5/pi. Không tính theo giá giao dịch thoả thuận hiện nay ở VN đang là 80-100k, vài usd đến vài chục usd ở một số nước.
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây.
Nếu có thắc mắc gì thêm, vui lòng comment bên dưới.
Nếu bạn thử chơi Pi. Hãy xem thêm thông tin bên dưới. 
——————
Nếu bạn muốn tham gia Pi Network có 2 cách dưới đây:
1. Vào đường dẫn https://minepi.com/minhtl251098
bấm Download, hệ thống sẽ chuyển bạn đến Appstore hoặc Chplay để cài. Hoặc dùng cách 2 bên dưới nếu link trên không vào được.
2. Vào Appstore hoặc Chplay tìm với từ khoá “Pi Network” rồi cài đặt, đừng quên nhập mã minhtl251098.
Việc nhập mã người mời là để giúp cả hai cùng tăng tốc. Nếu bạn cảm thấy khó khăn gì cần hỗ trợ trong việc cài đặt có thể inbox tôi.
Khắc phục add VTBM (Vòng tròn bảo mật) Pi network thông qua sđt bị lỗi
Trước hết nói sơ về VTBM (Vòng tròn bảo mật – Security Circle), sau khi đào đủ 3 phiên, đến khi đào phiên thứ 4 bạn chọn “Become a Contributor”, tức trở thành người đóng góp cho mạng lưới để xác thực dữ liệu. Đồng thời cũng giúp tăng tốc độ đào lên gấp đôi.
Mấy ngày qua có nhiều bạn bảo add VTBM thông qua số điện thoại bị lỗi. Đặc biệt là trên phiên bản iPhone. Bản thân mình lúc đầu cũng bị, sau khi mày mò đã tìm ra cách trick nên hướng dẫn nhanh như sau. Các số và hình dưới đây chỉ là minh hoạ không có thật nên bạn cần lấy danh sách sđt người chơi Pi. Có thể inbox hoặc vào nhóm Zalo mình để lấy danh sách.
Bước 1: Khắc phục add VTBM (Vòng tròn bảo mật) Pi network
Vào phần gọi điện màn hình nhập số điện thoại. Bắt buộc phải nhập thủ công từ đây nhé. Ngoài ra add theo cú pháp có +84 hay mã quốc gia của người mà bạn thêm vào. Muốn ra dấu + thì bấm giữ số 0 cho đến khi ra dấu + thì buông ra. Với VN thì lưu ý +84 rồi đến số điện thoại (lưu ý bỏ số 0 đầu). Bấm nhá máy rồi tắt không cần đổ chuông. Nếu người này bạn đã lưu danh bạ trước đó thì nên xoá trước khi làm bước này.
Hình minh hoạ 1.
Bước 2: Khắc phục add VTBM (Vòng tròn bảo mật) Pi network
Vào màn hình lịch sử cuộc gọi. Bấm biểu tượng chữ i tương ứng với số, tạo contact mới từ đây. Nên lưu với công thức “Pi Tên người” để dễ tìm.
Bước 3: Khắc phục add VTBM (Vòng tròn bảo mật) Pi network
Vào Pi và trở lại màn hình chính. Bấm vào biểu tượng cái khiên. Chọn “Add from contacts” hoặc “Thêm từ danh bạ”. Ô tìm kiếm nhập vào Pi. Chọn người mà bạn đã lưu. Lưu ý chờ Pi load xong và người đó có biểu tượng Pi kế bên hãy bấm vào.
Bạn có thể lặp lại nhiều lần bước 1 & 2 trước khi nhảy sang 3 để tiết kiệm thao tác. Có thể inbox mình nếu gặp trục trặc.
>>>> Xem thêm: